Để đạt được mục đích này, cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để có giải pháp hữu hiệu, cần tìm lời giải cho “ bài toán “, địa phương có tiềm năng, thế mạnh là gì và cần làm gì để thu hút các nhà đầu tư, du khách đến với Gia Lai…
Và tất yếu, muốn có được “đáp án” vừa đúng lại vừa đủ, phải nhìn thẳng vào thực tiễn và đánh giá đúng sự thật về Gia Lai.
Gia Lai hiện lên thật lộng lẫy mỗi khi đêm về Ảnh: Internet
Miền đất hứa… thu hút đầu tư
Mỗi khi có dịp đến thăm và làm việc tại Gia Lai, lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành trung ương và các chuyên gia kinh tế đều có chung một quan điểm, là đánh giá rất cao tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc thu hút đầu tư…
Theo số liệu thống kê, 8 tháng đầu năm 2019, thu ngân sách của Gia Lai ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tình hình huy động vốn đầu tư trong toàn xã hội đạt hơn 35.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so với thời điểm cuối năm 2018. Đặc biệt, địa phương đã đạt được 325 triệu USD trong kiêm ngạch xuất khẩu.
Gia Lai hiện có 24 dự án đã được phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là hơn 2.100 tỷ đồng và 77 dự án được lập thủ tục đầu tư, với tổng vốn là hơn 27.000 tỷ đồng…
Ngày 3/9 vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 1118/QĐ – TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Pleiku – tỉnh Gia Lai.
Vào ban ngày, Gia Lai hiện lên thật quyến rũ và thơ mộng Ảnh: Internet
Dự án có quy mô 191,55ha với tổng vốn đầu tư hơn 517 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Gia Lai.
Từ lâu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, để có những bước đi bền vững lâu dài, địa phương rất cần những đóng góp tâm huyết từ các chuyên gia đầu ngành về kinh tế và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương.
Như là “mơ được, ước thấy”, ngày 5/9 vừa qua, tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến khảo sát về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Gia Lai. Nhìn thấy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tổ tư vấn kiến nghị lãnh đạo tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào du lịch, dịch vụ, định hướng giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính bền vững,…
Ngày 16/9 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Gia Lai, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo UBND tỉnh Gia Lai tập trung hiện thực hóa các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc; phát huy các tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch…
Và phát triển du lịch
Nói đến Gia Lai, sẽ không quên khi “tán thán” về vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất sử thi. Ở đó, có những hệ sinh thái đa dạng và phong phú; có những cao nguyên trù phú, màu mỡ; có những sự giàu có về văn hóa, lễ hội, truyền thống cách mạng,…
Một lễ hội văn hóa tại Gia Lai. Ảnh: Internet
Định vị được những tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, UBND tỉnh Gia Lai luôn chủ động ban hành Kế hoạch phát triển du lịch từng năm; xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch.
Theo thống kê, năm 2018, tỉnh Gia Lai đón 621.000 lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017, doanh thu du lịch ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Từ những tiềm năng thế mạnh sẵn có và tốc độ phát triển du lịch ấn tượng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu “hướng” về Gia Lai để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Dự án Gia Lai Central House sở hữu vị trí đắc địa
Theo Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung cho biết, đơn vị là nhà phân phối độc quyền cho dự án Gia Lai Central House với các sản phẩm đất nền nhà phố.
Dự án sở hữu vị trí đắc địa trên trục đường Hùng Vương, ngay trung tâm hành chính của huyện Chư Sê; đầy đủ các tiện ích nội và ngoại khu đã có sẵn như trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Chư Sê, Bưu điện, điện lực, trường học, công viên, chợ,… Đặc biệt, các sản phẩm tại dự án có pháp lý sổ đỏ từng lô đã hoàn thiện.
Gia Lai Central House là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 giá trị, tích lũy tài sản, đầu tư sinh lời và an cư lạc nghiệp. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần vào tiến trình xây dựng Gia Lai trở thành trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Camphuchia, như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.