Những năm qua, sự phát triển ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam đã tác động đến sự phát triển của thị trường bất động sản trong cả nước. Trong khi ngành du lịch biển đang chiếm ưu phát triển, thì du lịch Tây Nguyên lại phát triển chưa đúng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Thấy được vấn đề từ này, nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước đã bắt đầu “đánh thức” tiềm năng phát triển của du lịch Tây Nguyên…
Trải thảm đỏ… đón nhà đầu tư
Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Kon Tum sẽ có 3 vùng kinh tế động lực. Đó là vùng trung tâm, vùng tây bắc và vùng phía đông. Tính đến nay, cả 3 vùng kinh tế động lực của Kon Tum đã thu hút 240 dự án với tổng số vốn là hơn 50 ngàn tỷ đồng.
Tại vùng kinh tế động lực trung tâm, những dự án lớn tại thành phố Kon Tum chính là hạt nhân thúc đẩy phát triển các đô thị tại thị trấn Sa Thầy, Đak Hà, xã Đak Tân.
Có thể kể đến như, ngày 8/4 vừa qua, Công ty CP Vincom Retail – Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt tổ hợp nhà phố thương mại Vincom Shophouse Kon Tum.
Tiếp đến ngày 15/8, cũng tại TP. Kon Tum, Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công xây dựng dự án Khu Đô thị FLC Legacy Kon Tum, với tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố.
Và ngày 8/9 vừa qua, Công ty CP Đất Xanh Miền Trung đã ra mắt dự án Đô Thị Kiểu Mẫu Sun Garden KonTum ( thị trấn Sa Thầy ).
Ngoài ra, tại vùng kinh tế động lực trung tâm còn có nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai xây dựng. Nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Như, dự án khu du lịch – đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với sân Gôn có quy mô 380 ha; dự án khu đô thị sinh thái – du lịch gắn với công viên ở phía Bắc Kon Tum với quy mô 330 ha của tập đoàn FLC…
Và tập đoàn Vin Group cũng nhập cuộc đầu tư, xây dựng trung tâm thương mại, shophouse Vincom Kon Tum; tiếp tục hình thành khu phức hợp đô thị Vinhomes Kon Tum với tổng số vốn hơn 4.500 tỷ đồng.
Đánh thức tiềm năng du lịch đang “ngủ quên”
Tháng 10/2018, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 396/ TB- VPCP, về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum.
Thủ tướng đã chỉ đạo một số vấn đề quan trọng như, xây dựng Kon Tum trở thành điểm du lịch quan trọng của khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – CampuChia; đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng, bản sắc văn hóa các dân tộc; hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch kết nối với các tuyến du lịch của địa phương khác,…
Từ những nổ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kon Tum, sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và sự xuất hiện đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế,… tỉnh Kon Tum đã có bước phát triển ban đầu về du lịch.
Hiện nay, UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến và thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành du lịch. Trong đó, chú trọng khai thác tiềm năng du lịch tại những địa điểm có thế mạnh, như Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, khu du lịch sinh thái Măng Đen, thác Yaly, nhà thờ gỗ trăm tuổi, cầu treo Kon Klor, hồ Yaly,…
Ông Nguyễn Hiền Ninh – Tổng Giám đốc Công ty CP Đất Xanh Miền Trung cho biết, lý do Đất Xanh Miền Trung phát triển phân phối dự án Sun Garden KonTum, là vì khu vực này có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ du lịch và dịch vụ thương mại, và đây là dự án về phát triển bất động sản có quỹ đất lớn nhất và đẹp nhất tại Sa Thầy.
Dự án Đô Thị Kiểu Mẫu Sun Garden KonTum tại thị trấn Sa Thầy, cách TP. Kon Tum 18 km và cách vườn Quốc gia Chư Mom Ray chỉ 5km; hạ tầng giao thông kết nối thông suốt; gần sân bay Kon Tum đang được xây dựng với tổng vốn hơn 1.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại huyện Sa Thầy còn có nhiều dự án lớn khác đã và đang được đầu tư, như dự án khu nuôi trồng thủy sản nước ngọt có quy mô 54 ha, với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; dự án nhà máy điện mặt trời có quy mô 300 ha với tổng vốn đầu tư là 1.800 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Chư Mom Ray,…